fbpx
cropped-logo-FPTschool-01.png

Trải nghiệm các chủ đề STEM tiểu học tại FPT Edu

Trải nghiệm các chủ đề STEM tiểu học là mô hình giáo dục tích hợp nhiều môn học và các kỹ năng xã hội cần thiết cho học sinh cấp I. Phương pháp này đang được rất nhiều phụ huynh quan tâm bởi STEM ở tiểu học giúp học sinh phát triển toàn diện và đáp ứng nhu cầu của thời đại mới.

1. STEM là gì?

STEM được viết tắt từ các từ Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Math (toán học). Giáo dục STEM về bản chất là tích hợp các môn học nói trên vào một mô hình học tập gắn kết, học lý thuyết song song với ứng dụng thực tế thay vì dạy từng môn tách biệt và rời rạc.

Nói cách khác, giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên ngành, liên môn, giúp người học thấy được sự kết nối của các kiến thức thuộc những lĩnh vực khác nhau.

Phương pháp STEM thiết kế bài học theo chủ đề. Các chủ đề thường sẽ được tổ chức giảng dạy bằng cách lồng ghép trong một tiết học chính khóa hoặc có thể tổ chức riêng thành một tiết học ngoại khóa.

Những chủ đề STEM được hình thành, xây dựng dựa theo chương trình cũng như kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Mô hình giáo dục STEM đề cao khả năng vận dụng tri thức, sự trải nghiệm và thực hành. Do đó, việc áp dụng mô hình STEM đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị bài giảng công phu hơn với sự kết hợp từ kiến thức từ sách vở kèm theo nhiều ứng dụng thực tiễn.

Học đi đôi với hành nên công cụ giảng dạy STEM cũng cần được chú trọng đầu tư hơn. Điều này sẽ khiến học sinh hào hứng và học tập hiệu quả hơn, tăng cường khả năng tư duy, sáng tạo thay vì chỉ “học vẹt” lý thuyết.

2. Vai trò của các trải nghiệm chủ đề STEM tiểu học

Thay vì thầy giảng – trò nghe, thầy đọc – trò chép như phương pháp giáo dục truyền thống, với trải nghiệm chủ đề STEM tiểu học, các môn học được giảng dạy tích hợp. Sau khi học xong chương trình cơ bản, học sinh sẽ được thực hành thực tế, chơi và khám phá các dụng cụ để kích thích tư duy sáng tạo, ghi nhớ và vận dụng tri thức hiệu quả hơn.

Trải nghiệm chủ đề STEM tiểu học không nhằm mục đích đào tạo ra những thiên tài mà hướng đến trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong thế thời đại công nghệ thông tin hiện nay. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến 4 nhóm kỹ năng sau:

Kỹ năng khoa học: Giáo dục STEM với việc tích hợp liên môn giúp học sinh xây dựng khả năng liên kết tri thức (những định luật, khái niệm, nguyên lý…) để thực hành và giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.

Trải nghiệm STEM các chủ đề tiểu học giúp trẻ rèn luyện kỹ năng khoa học.

Kỹ năng công nghệ: Các tiết học trải nghiệm chủ đề STEM tiểu học mang đến cho học sinh khả năng sử dụng, quản lý, sự nhận thức về công nghệ từ những vật dụng đơn giản hàng ngày. Giáo cụ giúp học sinh tiếp cận tri thức công nghệ trong giờ học STEM chủ yếu là những robot giáo dục. Học sinh được tiếp cận với lập trình từ robot, qua đó kích thích tư duy sáng tạo của mỗi học sinh.

Kỹ năng kỹ thuật: Giáo dục STEM ngay từ bậc tiểu học giúp học sinh sớm hình thành khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn trong đời sống, hiểu được quy trình sản xuất ra một đối tượng cụ thể.

Kỹ năng toán học: Trải nghiệm chủ đề STEM tiểu học giúp học sinh hình thành kỹ năng toán học từ sớm, áp dụng hiệu quả các khái niệm, kỹ năng toán học vào cuộc sống hàng ngày. Cùng với đó là rèn luyện các kỹ năng như tư duy khoa học, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, kỹ năng cộng tác, kỹ năng giao tiếp…

Trải nghiệm các chủ đề STEM tiểu học giúp trẻ sớm hình thành 4 nhóm kỹ năng cần thiết, phát triển tư duy và khả năng sáng tạo.

3. Lợi ích của các trải nghiệm STEM với học sinh tiểu học

3.1. Giáo dục STEM là xu hướng tất yếu của kỷ nguyên số

Trong thời đại công nghệ thông tin, nghiên cứu khoa học phát triển bùng nổ như hiện nay, phương pháp giáo dục STEM ngay từ tiểu học sẽ giúp trẻ có cơ hội học tập và rèn luyện từ sớm nhằm đáp ứng những yêu cầu công việc của thế kỷ 21.

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì nhu cầu việc làm liên quan đến STEM ngày càng lớn, đòi hỏi ngành giáo dục cũng phải có những thay đổi để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Giáo dục STEM có thể tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu công việc của thế kỷ mới, có tác động lớn đến sự thay đổi nền kinh tế mới.

Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama từng nhận định: “STEM còn hơn là một môn học, hay một bảng tuần hoàn hóa học. Đó là một cách tiếp cận, một cách hiểu và khám phá thế giới để từ đó thay đổi nó”.

Giáo dục STEM ngay từ bậc tiểu học sẽ mở ra cơ hội để học sinh sớm phát triển các năng lực cần thiết để làm việc và phát triển trong thế giới công nghệ hiện đại. Đó chính là những năng lực được tích hợp, lồng ghép hài hòa từ bốn nhóm kỹ năng về: Khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Điều này giúp học sinh có thể tìm hiểu, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn và tìm cách giải quyết chúng.

3.2. Giúp học sinh phát triển tư duy giải quyết vấn đề

Với sự kết hợp liên môn, quá trình giáo dục STEM sẽ giúp học sinh được rèn luyện tư duy phản biện để xử lý và giải quyết vấn đề theo hướng logic. Việc này góp phần xây dựng nên thói quen và hình thành nên tư duy giải quyết các vấn đề mà trẻ gặp phải trong cuộc sống, khuyến khích tinh thần ham học hỏi.

3.3. Phát triển sự sáng tạo khéo léo cho học sinh tiểu học

Giáo dục STEM đề cao phong cách học tập học tập sáng tạo cho người học, đặt học sinh vào vai trò của một nhà phát minh, phải tìm tòi, nghiên cứu và vận dụng kiến thức thay vì chỉ đọc và “học vẹt” lý thuyết.

Các tiết thí nghiệm và thực hành chủ đề STEM tiểu học giúp trẻ hiểu ra cơ chế hoạt động cũng như nguồn gốc của một số hiện tượng trong đời sống.

Thông qua các thí nghiệm về khoa học, cùng với các chủ đề liên quan trong cuộc sống hằng ngày như màu sắc hay nguồn gốc của vạn vật, các chủ đề STEM sẽ khơi dậy sự khéo léo và tư duy sáng tạo tiềm ẩn ở trẻ. Từ những ý tưởng sáng tạo, giáo dục STEM cũng khuyến khích học sinh thử nghiệm trong các hoạt động học tập nhằm ghi nhớ và vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn.

3.4. Khuyến khích làm việc nhóm

Trải nghiệm các chủ đề STEM tiểu học, học sinh thường xuyên được khuyến khích học tập theo hình thức tổ chức thành các nhóm. Trẻ sẽ được học cách cùng làm việc để giải quyết vấn đề, ghi chép dữ liệu, viết báo cáo, thuyết trình và hơn thế nữa. Kết quả là những em học sinh được hợp tác với nhau và cùng phát triển, sớm làm quen với môi trường yêu cầu khả năng năng làm việc nhóm cao.

Khi làm việc nhóm, học sinh sẽ có cơ hội tương tác và hợp tác cùng phát triển.

4. Trải nghiệm các chủ đề STEM tiểu học tại FPT EDU

Tổ chức giáo dục FPT luôn đi đầu trong việc áp dụng các phương pháp giáo dục hiện đại nhất trong quá trình giảng dạy. Theo đó, trải nghiệm các chủ đề STEM tiểu học là một trong số các mô hình giáo dục đặc biệt được FPT chú trọng và phát triển.

Chương trình STEM của FPT Schools được xây dựng theo chuẩn Hoa Kỳ (NGSS), chọn lọc và thiết kế phù hợp với học sinh Việt Nam, với học cụ hiện đại, đa dạng, học liệu phong phú, sáng tạo, với một số trải nghiệm cụ thể như sau.

4.1. Đưa STEM vào môn học chính khóa 

STEM được đưa vào môn học chính khóa tại FPT Edu. Trải nghiệm các chủ đề STEM tiểu học chính là trải nghiệm những tiết học tích hợp các yếu tố về Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Math (toán học). Mục tiêu là giúp học sinh phát triển ý tưởng, tư duy logic và kỹ năng tiếp cận, giải quyết vấn đề một cách khoa học, có hệ thống.

Cụ thể, tại FPT Schools, chương trình STEM được mua bản quyền EiE (Engineering is Elementary) xây dựng theo chuẩn Hoa Kỳ (NGSS) và đưa vào chính khóa với thời lượng 02 tiết/tuần.

Các bài học STEM tạo thành chuỗi các bước thực hiện theo tiến trình của dự án với chủ đề thực tế kéo dài 8 tuần, như: Insect Robot, Designing Rotating lamp, Designing a Submersible, Designing Knee Braces,… Trong mỗi bài học, học sinh sẽ tương tác thông qua làm việc nhóm, tranh luận, thuyết trình, phản biện và giải quyết vấn đề để đi trả lời cho câu hỏi “Vì sao lại thế?”.

Mục tiêu sau cùng của dự án đều khuyến khích tính tò mò, khéo léo và sáng tạo cũng như cho phép học sinh xây dựng hiểu biết về thế giới. Ngoài ra, các em còn được tiếp cận và nâng cao vốn từ vựng Tiếng Anh ứng dụng trong Khoa học, Kỹ thuật, Công nghệ và Toán học qua từng chủ đề học tập.

Các dự án của bộ môn STEM mang đến cho học sinh nhà F sự hứng khởi và niềm thích thú.

4.2. Học qua dự án

Mỗi giáo viên tiểu học tại FPT Schools thường xuyên được yêu cầu tham gia đào tạo để có thể áp dụng phương pháp giảng dạy mới nhất vào tất cả các môn học ở trường nhằm khơi gợi sự tò mò khám phá của học sinh.

Trong các tiết học chủ đề STEM tiểu học, trẻ sẽ được tiếp cận với mô hình học qua dự án, từ đó phát huy tối đa khả năng tư duy sáng tạo và ứng dụng các kiến thức khoa học để hoàn thành nhiệm vụ, ví dụ như mô hình dạy qua dự án Insect Robot hay thành lập CLB Robot cho học sinh tiểu học FPT Schools.

Tại đây, mỗi dự án, khóa học tìm hiểu về robot sẽ kéo dài 15 buổi và giới hạn chỉ có 15 học sinh. Trong đó, học sinh được phân chia thành 2 mức độ khác nhau: Mức độ cơ bản dành cho khối học sinh lớp 1, mức nâng cao hơn dành cho học sinh khối lớp 2 trở lên. Thông qua dự án, các bạn học sinh không chỉ có thêm kiến thức, kỹ năng lắp ráp robot cơ bản, mà còn khơi dậy niềm đam mê với khoa học công nghệ, tìm tòi khám phá.

Các dự án mang lại nhiều trải nghiệm khác nhau cho học sinh FPT Schools Đà Nẵng

4.3 Học tiếng Anh ứng dụng cùng phương pháp giáo dục STEM

Môn Tiếng Anh tại FPT Schools có thời lượng 10 tiết mỗi tuần, trong đó có 2 tiết STEM khai thác từ ngữ tiếng Anh ứng dụng. Thời khóa biểu này nhằm đảm bảo giúp học sinh tiếp cận và trau dồi hiểu biết về ngôn ngữ và văn hoá, khả năng giao tiếp – tương tác thông qua rèn luyện nghe – nói – đọc – viết, nâng cao năng lực tư duy phản biện và sáng tạo.

Thông qua các chủ đề, chủ điểm phù hợp với nội dung học tập và gắn liền với ứng dụng thực tế, tiết học STEM tiếng Anh sẽ giúp trẻ cải thiện đáng kể các kỹ năng giao tiếp cũng như kiến thức ngôn ngữ. Việc được học 04 tiết do Giáo viên người nước ngoài phụ trách, thường xuyên giao tiếp với thầy cô cũng giúp học sinh phát triển các kỹ năng nói trên.

Thầy cô sẽ xây dựng các chủ đề, chủ điểm phù hợp cho thời khóa biểu của từng tuần để tạo sự hứng thú trong học tập, kích thích sự tìm tòi khám phá và trải nghiệm ở học sinh. Với hình thức này, kỳ vọng khi kết thúc cấp Tiểu học, học sinh đạt được chứng chỉ FLYERS theo Khung tham chiếu năng lực sử dụng ngôn ngữ của Châu Âu (CEFR). Các cuộc thi chuẩn đầu ra được phối hợp tổ chức và đánh giá bởi Trung tâm Khảo thí Cambridge tại Việt Nam.

4.4. Trải nghiệm 1001 dự án học tập STEM bổ ích và lý thú

Tại FPT Schools, thay vì đóng khung các giờ học trên lớp với bảng đen phấn trắng, sách giáo khoa, các dự án của bộ môn STEM sẽ đem đến cho trẻ những giờ học thú vị và khơi gợi sáng tạo, hứng thú như:

  • Khám phá thiên nhiên qua dự án “Robot côn trùng”
  • Tìm hiểu về năng lượng gió qua dự án thiết kế cánh buồm, cánh quạt cối xay
  • Thám hiểm các hành tinh trong hệ mặt trời thông qua mô hình được làm bằng xốp, giấy báo
  • Dự án làm giỏ hàng đựng cây xanh giúp học sinh học cách giải quyết vấn đề…
Học sinh FPT Schools sử dụng những vật liệu được tái chế từ thùng carton, giấy báo cũ và xốp tròn để làm mô hình cho tiết học chủ đề STEM.

Không còn là những slide hay bảng đen với chằng chịt chữ, số, những tiết học trải nghiệm chủ đề STEM giúp kích thích sự tò mò khám phá trong học sinh và đánh giá kết quả học tập thông qua các dự án, sản phẩm sáng tạo, gắn liền với thực tế cuộc sống.

Không bó hẹp bài vở trong những giờ học trên lớp hay giáo án, sách giáo khoa, việc phát triển các tiết học STEM giúp trẻ ở lứa tuổi tiểu học thêm hứng thú, sáng tạo hơn trong học tập, từ đó phát triển nhiều kỹ năng cần thiết cho thời đại mới.

Tin Cùng Chuyên Mục

Fschoolers chinh phục kỳ quan “Ngũ Hành Sơn” – Tuyệt tác của thiên nhiên

Fashion Show: “Powerful Woman” – Câu chuyện về những người phụ nữ truyền cảm hứng

Khám phá Phố cổ Hội An qua “lăng kính” của Fschoolers khối 4

THỂ LỆ CUỘC THI TRẠNG NGUYÊN TIẾNG ANH 2024

Trường TH&THCS FPT Đà Nẵng mở quỹ học bổng hơn 1,7 tỷ đồng

Rực rỡ sắc màu Tết tại Hội xuân Fschools 2024